Các loại Phái_sinh_(tài_chính)

Trao đổi OTC và trao đổi qua sàn giao dịch

Theo nghĩa rộng, có hai nhóm hợp đồng phái sinh, được phân biệt bởi cách mà chúng được giao dịch trên thị trường:

  • Phái sinh giao dịch ngoài sàn (OTC) là các hợp đồng phái sinh được trao đổi (và được thỏa thuận riêng) trực tiếp giữa hai bên, không cần thông qua một sàn giao dịch hoặc trung gian nào khác. Các sản phẩm như hoán đổi tài chính, các thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, quyền chọn đặc biệt - và các phái sinh đặc biệt khác - gần như luôn luôn được giao dịch theo cách này. Thị trường phái sinh OTC là thị trường lớn cho các phái sinh, và phần lớn là không được kiểm soát, liên quan đến việc công bố thông tin giữa các bên với nhau, vì thị trường OTC được tạo thành từ các ngân hàng và các bên rất phức tạp khác, chẳng hạn như các quỹ phòng hộ. Báo cáo về giá trị các giao dịch OTC là rất khó vì các trao đổi có thể xảy ra riêng tư, không có hoạt động có thể nhìn thấy trên bất kỳ sàn giao dịch nào.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổ chức đầu tiên đã khảo sát các phái sinh OTC vào năm 1995,[24] đã thông báo rằng "tổng giá trị thị trường, đại diện cho chi phí thay thế tất cả các hợp đồng mở theo giá thị trường lưu hành, ... đã tăng 74% kể từ năm 2004, tới 11 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2007 (BIS 2007:24)." [24] Các vị thế tài chính trên thị trường phái sinh OTC đã tăng tới 516 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2007, cao hơn 135% so với mức được ghi nhận năm 2004. Tổng giá trị danh nghĩa còn lại là 708 nghìn tỷ USD (vào tháng 6/2011).[25] Trong tổng số tiền danh nghĩa này, 67% là các hợp đồng lãi suất, 8% là các hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), 9% là các hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hóa, 1% là các hợp đồng vốn chủ sở hữu, và 12% là các hợp đồng khác. Do các phái sinh OTC không được trao đổi trên một sàn giao dịch, nên không có bên đối tác trung tâm. Vì vậy, chúng có thể là đối tượng của rủi ro bên đối tác, giống như một hợp đồng bình thường, do mỗi bên đối tác lại dựa vào bên kia để thực hiện.

  • Phái sinh trao đổi qua sàn giao dịch (ETD) là những công cụ phái sinh được giao dịch thông qua các sàn giao dịch phái sinh chuyên biệt hoặc các sàn giao dịch khác. Một sàn giao dịch phái sinh là một thị trường nơi các cá nhân trao đổi các hợp đồng chuẩn hóa đã được sàn giao dịch định nghĩa.

[26] Một sàn giao dịch phái sinh hoạt động như một trung gian cho tất cả các giao dịch có liên quan, và lấy biên ban đầu (bảo chứng ban đầu) từ cả hai bên trao đổi để hoạt động như một đảm bảo. Các sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới[27] (theo số lượng giao dịch) là Korea Exchange (niêm yết các tương lai và quyền chọn của chỉ số KOSPI), Eurex (niêm yết một loạt các sản phẩm như các sản phẩm lãi suất và chỉ số của châu Âu), và CME Group (được tạo ra từ cuộc sáp nhập của Chicago Mercantile ExchangeChicago Board of Trade năm 2007 và việc mua lại New York Mercantile Exchange năm 2008). Theo BIS, tổng doanh số kết hợp trong các sàn giao dịch phái sinh của thế giới trong quý 4 năm 2005 là 344 nghìn tỷ USD. Vào tháng 12 năm 2007 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế báo cáo[24] rằng "các phái sinh được trao đổi trên các sàn giao dịch đã tăng 27% đạt kỷ lục 681 nghìn tỷ USD."[24]

Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến

Một vài biến thể phổ biến của các hợp đồng phái sinh là:

  1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): Hợp đồng được soạn thảo giữa hai bên, trong đó thanh toán diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá được xác định trước của ngày hôm nay.
  2. Hợp đồng tương lai (Futures): là các hợp đồng mua hoặc bán một tài sản vào hoặc trước một ngày trong tương lai ở một mức giá quy định ngày hôm nay. Một hợp đồng tương lai khác với một hợp đồng kỳ hạn ở chỗ hợp đồng tương lai một hợp đồng chuẩn hóa được viết bởi một nhà thanh toán bù trừ vận hành một sàn giao dịch nơi hợp đồng này có thể được mua và bán, trong khi hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng không được chuẩn hóa được chính các bên viết ra.
  3. Hợp đồng quyền chọn (Options) là các hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua (trong trường hợp của một quyền chọn mua) hoặc bán (trong trường hợp của một quyền chọn bán) một tài sản. Giá mà tại đó việc bán diễn ra được gọi là giá cả đã quyết (giá điểm, giá thực hiện), và được xác định vào thời điểm các bên tham gia vào tùy chọn. Hợp đồng quyền chọn cũng quy định một ngày đáo hạn. Trong trường hợp của một quyền chọn châu Âu, chủ sở hữu có quyền yêu cầu việc bán sẽ diễn ra vào (nhưng không trước) ngày đáo hạn, trong trường hợp của một quyền chọn Hoa Kỳ, chủ sở hữu có thể yêu cầu việc bán sẽ diễn ra bất cứ lúc nào cho đến ngày đáo hạn. Nếu chủ sở hữu của hợp đồng thực hiện quyền này, bên đối tác có nghĩa vụ thực hiện giao dịch. Tùy chọn bao gồm hai loại: quyền chọn mua (Call) và quyền chọn bán (Put). Người mua của một quyền chọn gọi có quyền mua một số lượng nhất định tài sản cơ sở, ở một mức giá xác định, vào hoặc trước một ngày nhất định trong tương lai, tuy nhiên ông ta không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền mua này. Tương tự như vậy, người mua của một quyền chọn đặt có quyền bán một số lượng nhất định tài sản cơ sở, với mức giá quy định, vào hoặc trước một ngày nhất định trong tương lai, tuy nhiên ông ta không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền bán này.
  4. Quyền chọn nhị nguyên (Binary option) là hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu một hồ sơ lợi nhuận được ăn cả ngã về không (tất cả-hoặc-không).
  5. Các chứng quyền (Warrants): Ngoài các tùy chọn ngắn ngày thường được sử dụng có thời hạn đáo hạn tối đa là 1 năm, có tồn tại một số tùy chọn dài ngày gọi là chứng quyền. Những hợp đồng quyền chọn này thường được giao dịch trên thị trường OTC.
  6. Hợp đồng hoán đổi (Swaps) là các hợp đồng trao đổi tiền mặt (lưu chuyển tiền) vào hoặc trước một ngày xác định trong tương lai, dựa trên giá trị cơ sở của tỷ giá hối đoái, lợi tức trái phiếu/lãi suất, giao dịch hàng hóa, cổ phiếu hoặc các tài sản khác. Một thuật ngữ khác thường liên quan đến hoán đổi là quyền chọn hoán đổi (Swaption), về cơ bản là một quyền chọn trên cơ sở hoán đổi kỳ hạn. Tương tự như quyền chọn mua và quyền chọn bán, một hoán đổi quyền có hai loại: một quyền chọn hoán đổi người nhận và một quyền chọn hoán đổi người trả. Ở một bên, trong trường hợp của một quyền chọn hoán đổi người nhận thì có một quyền chọn trong đó bạn có thể nhận lãi cố định và trả lãi thả nổi. Ở bên kia, một quyền chọn hoán đổi người trả là một quyền chọn để trả lãi cố định và nhận lãi thả nổi.

Các giao dịch hoán đổi về cơ bản có thể được phân thành hai loại:

  • Hoán đổi lãi suất: Những phái sinh này về cơ bản đòi hỏi việc hoán đổi chỉ liên quan đến các lưu chuyển tiền tệ trong cùng một loại tiền tệ, giữa hai bên.
  • Hoán đổi tiền tệ: Trong loại hoán đổi này, dòng tiền giữa hai bên bao gồm cả gốc và lãi. Ngoài ra, những đồng tiền được hoán đổi thuộc các đơn vị tiền tệ khác nhau cho cả hai bên.[28]

Một số ví dụ phổ biến về các phái sinh này như sau:

TÀI SẢN CƠ SỞCÁC Loại HỢP ĐỒNG
Hợp đồng tương lai trao đổi qua sànHợp đồng quyền chọn trao đổi qua sànHợp đồng hoán đổi OTCHợp đồng kỳ hạn OTCHợp đồng quyền chọn OTC
Cổ phầnTương lai chỉ số DJIA
Tương lai đơn cổ phần
Quyền chọn tương lai chỉ số DJIA
Quyền chọn đơn cổ phiếu
Hoán đổi cổ phầnThỏa thuận mua lại giáp lưngQuyền chọn cổ phiếu
Đảm bảo tài chính
Đảm bảo Turbo
Lãi suấtTương lai Euro - Đôla Mỹ
Tương lai Euribor
Quyền chọn tương lai Euro - Đôla Mỹ
Quyền chọn tương lai Euribor
Hoán đổi lãi suấtThỏa thuận lãi suất kỳ hạn
Thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn
Trần và sàn lãi suất
Quyền chọn hoán đổi
Hoán đổi cơ sở
Quyền chọn trái phiếu
Tín dụngTương lai trái phiếuQuyền chọn tương lai trái phiếuHoán đổi rủi ro tín dụng
Hoán đổi hoàn vốn tổng cộng
Thỏa thuận mua lạiQuyền chọn rủi ro tín dụng
Ngoại hốiTương lai tiền tệQuyền chọn tương lai tiền tệHoán đổi tiền tệKỳ hạn tiền tệQuyền chọn tiền tệ
Hàng hóaTương lai dầu thô WTIPhái sinh thời tiếtHoán đổi hàng hóaHợp đồng kỳ hạn quặng sắtQuyền chọn vàng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phái_sinh_(tài_chính) http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&... http://www.berkshirehathaway.com/2002ar/2002ar.pdf http://www.businessweek.com/news/2011-09-15/ubs-lo... http://www.dtcc.com/products/derivserv/suite/globa... http://www.economist.com/blogs/dailychart/2011/05/... http://www.economist.com/news/finance-and-economic... http://www.economist.com/node/21552217 http://www.fow.com http://www.ft.com/cms/s/0/d9f45d80-6922-11da-bd30-... http://www.futuresmag.com/2010/08/05/derivatives-t...